Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn theo quan điểm Đại hội XI CĐVN

 

TS. Lê Thanh Hà

                                                          Viện Công nhân - Công đoàn

“Cán bộ Công đoàn là những cán bộ chính trị, hoạt động xã hội, làm công tác vận động quần chúng, từ phong trào quần chúng mà ra, được bồi dưỡng và trưởng thành từ thực tế lao động, sản xuất, kinh doanh”[1]. Muốn có đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn 5 năm gần đây

Năm năm qua (2008-2013), công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đã có sự đổi mới, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào công nhân, công đoàn. Tổng Liên đoàn LĐVN đã chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Bộ máy làm công tác quản lý đào tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được kiện toàn một bước. Phòng Đào tạo trực thuộc Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn được giao nhiệm vụ chuyên trách quản lý đào tạo của hệ thống công đoàn.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy, giảng viên kiêm chức được nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài giảng viên, giáo viên các trường thuộc hệ thống công đoàn (trường Đại học Công đoàn, Đại học Tôn Đức Thắng, các trường trung cấp công đoàn…), đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn hiện có hơn 1.000 người, thuộc LĐLĐ các địa phương và công đoàn ngành. Số giảng viên này đã được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao khả năng chuyên môn, phương pháp giảng dạy, thống nhất nội dung chương trình bồi dưỡng cán bộ các cấp công đoàn.

Các ban nghiệp vụ của Tổng Liên đoàn, các trường trong hệ thống công đoàn, LĐLĐ tỉnh, thành phố đã nghiên cứu, biên soạn nhiều tài liệu phục vụ cho các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Việc quản lý tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thực hiện theo mã ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Nguồn lực tài chính về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn gồm các nguồn của chính phủ hỗ trợ cho đào tạo, đào tạo lại hằng năm. thông qua trung tâm quản lý các dự án của Tổng Liên đoàn quản ký và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.  nguồn tài chính của công đoàn chi cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.  Nguồn tài chính hỗ trợ của các tổ chức công đoàn quốc tế thông qua các chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. thông qua trung tâm quản lý các dự án của Tổng Liên đoàn quản ký và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.  Nguồn tài chính do các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ. chủ yếu trực tiếp thông qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng và giao cho ban tổ chức, quản lý lớp học chi trực tiếp, báo cáo lại cho người hỗ trợ.

Nhận định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong 5 năm qua, Đại hội XI Công đoàn Việt Nam (7-2013) đã đánh giá: “Từ năm 2008 đến nay, đã có hàng trăm ngàn lượt cán bộ công đoàn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ công tác công đoàn và nhiều nội dung, chương trình khác; có hàng trăm lượt cán bộ công đoàn được bồi dưỡng, tập huấn ở nước ngoài. Cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học của các trường công đoàn, nhất là Trường Đại học Công đoàn và Trường Đại học Tôn Đức Thắng ngày càng được nâng cao”.

Tuy nhiên, công tác quản lý đào tạo còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: chương trình đào tạo, bồi dưỡng thiếu sự thống nhất trong hệ thống, cán bộ quản lý đào tạo thiếu chuyên môn, nghiệp vụ; nội dung, cách thức đào tạo còn chưa đi sát thực tiễn; sự quan tâm của các cấp công đoàn đến việc tạo nguồn đào tạo đến sử dụng cán bộ sau đào tạo, cơ chế quản lý cán bộ chưa đầy đủ; các chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn thiếu hoặc chưa phát huy hết hiệu lực của chính sách cũng như và tiềm năng nguồn cán bộ công đoàn... Đại hội XI Công đoàn Việt Nam nêu rõ hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong 5 năm qua là: “Nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn chưa gắn với tiêu chuẩn, quy hoạch, sử dụng cán bộ. Đội ngũ cán bộ công đoàn vẫn còn một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên và hoạt động công đoàn”. Đại hội đã nêu nhiệm vụ: “Mỗi cấp công đoàn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ công đoàn; cải tiến nội dung chương trình và phương pháp đào tạo cán bộ công đoàn phù hợp với từng cấp công đoàn. Nâng cao số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các trường công đoàn”.

Vấn đề đặt ra là cần tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong tình hình mới.

2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Một là, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ của đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác quản lý đào tạo

 Làm cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn nắm vững quan điểm, nguyên tắc của Đảng về công tác tổ chức cán bộ, xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong điều kiện mới. Chú trọng xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo, cán bộ tổ chức các LĐLĐ địa phương, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở.

 Đánh giá, sử dụng cán bộ làm công tác quản lý đào tạo thực sự khách quan, khoa học và công tâm, lấy mức độ hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo để đánh giá năng lực cán bộ. Cải tiến công tác đánh giá cán bộ quản lý đào tạo thông qua chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

 Xây dựng cơ chế đề cao và khuyến khích cán bộ tự học; trao quyền và trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong việc lựa chọn chương trình, địa điểm và thời gian tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực công tác.

Hai là, đổi mới công tác quản lý nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

 Tổ chức biên soạn lại các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ đảm bảo không trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, nội dung kiến thức tiêu chuẩn với kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu vị trí công tác. Thực hiện quy trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách khoa học, đồng bộ từ xác định nhu cầu đến biên soạn chương trình, tài liệu, xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, tài liệu. Xây dựng cơ chế khuyến khích các cơ quan, đơn vị tham gia đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

Ba là, nâng cao trình độ các mặt cho đội ngũ giảng viên các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống công đoàn

 Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là vấn đề có tính quyết định chất lượng đào tạo cán bộ công đoàn. Thường xuyên tổ chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến cách thức giảng dạy, truyền đạt kiến thức của cán bộ giảng dạy. Để động viên đội ngũ cán bộ, giảng viên đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy cần thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với giảng viên. Ngoài những tiêu chuẩn cán bộ chung, khi tuyển chọn cán bộ giảng dạy cần có tiêu chuẩn riêng phù hợp với yêu cầu giảng viên của trường công đoàn.

 Bốn là, tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ởcác cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

 Nghiên cứu, tổ chức một cách khoa học, hợp lý hệ thống các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cơ sở đào tạo cán bộ. Tăng cường tài chính công cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Chuẩn hoá đội ngũ lãnh đạo, giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên cả hai mặt về trình độ đào tạo và năng lực quản lý. Chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn, chỉnh lý giáo trình cho phù hợp với hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy, nhất là trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

 Năm là, đổi mới cơ chế tài chính, huy động các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

 Sử dụng hiệu quả 15% tổng ngân sách hoạt động công đoàn chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tăng cường kinh phí cho nghiên cứu khoa học về quản lý đào tạo và cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài. Đầu tư trực tiếp từ ngân sách để củng cố cơ sở vật chất, hiện đại hoá trang thiết bị dạy và học cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

Đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng phù hợp với tình hình phát triển của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo sự chủ động của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ.

Nguồn: http://congdoanvietnam.org.vn

 


[1] Trích Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư ĐCSVN, tại Đại hội XI Công đoàn ViệtNam, nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn_id=599263


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 243
Hôm qua : 692
Tổng số : 7.536.206