Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thu phí CĐ ở những nơi chưa thành lập CĐCS: Đoạn trường lắm gian nan

Khoản 2, Điều 26 Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2012, có hiệu lực từ 1.1.2013, quy định các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không phân biệt nơi đã thành lập hay chưa thành ...

Khoản 2, Điều 26 Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2012, có hiệu lực từ 1.1.2013, quy định các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không phân biệt nơi đã thành lập hay chưa thành lập tổ chức công đoàn, đều phải có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động… Nhưng, hiện tổ chức công đoàn đang gặp nhiều khó khăn về thu kinh phí công đoàn.

Bài 1: Doanh nghiệp không hợp tác

Qua những lần trực tiếp đến các DN để tuyên truyền, vận động, thuyết phục DN thành lập CĐ và trích nộp kinh phí 2% theo Luật CĐ 2012, ông Đinh Quốc Toản - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch CĐ Các KCN - CX Hà Nội (HN) - phải thốt lên: “CBCĐ vất vả đi lại như… “con thoi” mà cũng chưa ăn thua gì”.

CBCĐ như… “con thoi”

Ngay các DN FDI có tổ chức CĐ cũng không muốn nộp 2% kinh phí CĐ, mà muốn giữ lại 100%, vì quan niệm đó là nguồn của DN phải để lại cho CĐCS và NLĐ của mình hưởng thụ (theo quy định, DN phải nộp 35% cho CĐ cấp trên cơ sở và giữ lại 65%). KCN - CX HN hiện có khoảng 30 DN đủ điều kiện nhưng chưa thành lập CĐ, việc thu kinh phí CĐ càng khó. 

Sau nhiều lần thuyết phục, DN vẫn không thành lập CĐ, không trích nộp kinh phí 2%, CĐ các KCN - CX HN phải làm công văn yêu cầu DN thực hiện đúng Điều 26 Luật CĐ 2012 (nộp 100% của 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ) và QĐ 170/QĐ-TLĐ của Tổng LĐLĐVN ngày 9.1.2013 (quy định tạm thời về thu, phân cấp thu, sử dụng, quản lý nguồn thu kinh phí CĐ). 

“Mềm” mãi không được, CB CĐ phải “rắn”, nói rõ trách nhiệm của chủ DN phải thực thi pháp luật CĐ của nước sở tại. Rốt cuộc, chỉ có Cty TNHH Kein Hing Muramoto VN (100% vốn Malaysia) nộp 2% kinh phí CĐ, nhưng không thành lập CĐ với lý do NLĐ của Cty vẫn được đảm bảo mọi quyền lợi...

Theo Ban Tài chính LĐLĐ TP.Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2013, các DN chưa có tổ chức CĐ thực hiện đóng kinh phí cho LĐLĐ quận, huyện và CĐ các KCN-CX HN đạt thấp: 7 DN với số tiền 86 triệu đồng. Khó khăn chung là việc tiếp cận, nắm bắt tình hình hoạt động, sổ, quỹ lương, số LĐ của đơn vị gặp nhiều cản trở, không nhận được sự hợp tác từ chủ DN. Trong khi đó, CBCĐ lại mỏng (nhất là kế toán), trụ sở DN không tập trung nên việc thu kinh phí gặp nhiều khó khăn... 

Hải Dương cũng gặp tình trạng tương tự. Đến hết tháng 8, thu kinh phí CĐ khối HCSN đạt 55,2% kế hoạch năm, khối DN đạt 36,2% (trên 500 DN có tổ chức CĐ), còn nhiều DN chưa có CĐ thì không thu được. 

Chủ tịch CĐ các KCN Hải Dương Phạm Hồng Hải cho biết, từ đầu năm đến nay, CĐ các KCN tỉnh chưa thu được đủ kinh phí CĐ ở một số DN có CĐ, nhất là nơi chưa có CĐ, nhiều chủ DN đã cố tình không nộp phí CĐ. Tại 10 DN chưa có CĐ, CBCĐ các KCN tiếp cận chủ DN, thuyết phục họ nộp phí CĐ. Kết quả, mới có 2 DN là Cty CP Hải Dương gas (70 CNLĐ), Cty TNHH Harajuku Electrican (Nhật Bản, 50 CNLĐ) đã nộp 2% kinh phí CĐ và sau 1 tháng thì thành lập CĐ.

Chờ đủ thứ

Khó khăn lớn nhất cho tổ chức CĐ khi thực hiện Điều 26 Luật CĐ 2012 là chưa có nghị định hướng dẫn. Theo LĐLĐ Thái Nguyên, về cơ bản chưa tổ chức triển khai thu phí ở các DN chưa có CĐ. Ngay cả thu kinh phí ở nơi có CĐ cũng chưa thực hiện được hết. Đến hết tháng 8, số thu kinh phí CĐ trong toàn tỉnh mới đạt 43% kế hoạch năm. Nhiều DN chưa có tổ chức CĐ nêu lý do chưa nộp phí CĐ bởi chưa có NĐ hướng dẫn; còn QĐ 170 của Tổng LĐLĐVN chỉ có hiệu lực trong tổ chức CĐ. 

Ở Bắc Ninh, đến nay, CĐ các KCN tỉnh chỉ thu được khoảng 30% tổng số kinh phí cần thu năm 2013 (gần 40 DN có CĐ chưa đóng phí CĐ). Với DN chưa có CĐ, LĐLĐ tỉnh đã vận động, song cũng chưa có kết quả. 

Khảo sát của LĐLĐ Lạng Sơn tại 113 DN (đủ điều kiện thành lập CĐ) chưa thành lập CĐ cho thấy, chưa thể thu kinh phí CĐ ở các DN này vì quy mô nhỏ, mang tính chất gia đình, SXKD khó khăn. Những DN có CĐ, nơi không nộp, nơi nộp nhưng lại không đủ theo quỹ lương như quy định. 

Theo khảo sát của LĐLĐ tỉnh Hưng Yên, về số lượng DN chưa có tổ chức CĐ, thì hầu hết là DN nhỏ, ít LĐ, chủ yếu DN gia đình, nên khó thực hiện thu kinh phí CĐ. Ngoài ra, các DN FDI chưa thống nhất với tỉ lệ trích nộp kinh phí CĐ và đoàn phí lên CĐ cấp trên theo quy định. CĐ cấp trên chưa vào làm việc trực tiếp được với chủ DN, chủ yếu qua CĐCS, do đó thu kinh phí 2% CĐ ở các đơn vị này đến nay vẫn trong tình trạng chờ đợi ý kiến của chủ DN.

Theo: Laodong.com.vn

(Còn nữa)

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 37
Hôm qua : 614
Tổng số : 7.532.657