Trường trung cấp nghề Kinh tế - Du lịch công đoàn Ninh Bình
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
I. CHỨC NĂNG
Trường Trung cấp nghề Kinh Tế - Kỹ Thuật Công đoàn Ninh Bình được thành lập theo Quyết định số 1050/QĐ-TLĐ ngày 09/8/2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam. Trên cơ sở nâng cấp từ Trung tâm GTVL & Dạy nghề Liên Đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đào tạo dạy nghề.Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình
và quản lý nhà nước về hoạt động dạy nghề của Sở lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Ninh Bình. Trường có cơ sở 1 tại: Số 25 - đường Trần Hưng Đạo - phường Đông
Thành - thành phố Ninh Bình. Cơ sở 2 tại đường Triệu Việt Vương - phường Bích Đào - TP Ninh Bình với diện tích 25.000 m2.
II. NHIỆM VỤ.
1. Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các cấp trình độ: Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề và ngắn hạn nhằm trang bị cho người học năng lực thực
hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo.
2. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh dạy nghề.
3. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với các nghề đăng ký cấp phép.
4. Tổ chức các hoạt động dạy, học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng chứng chỉ nghề theo quy định của pháp luật.
5. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đủ về chất lượng, số lượng theo quy mô, trình độ đào tạo.
6. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.
7. Tư vấn miễn phí cho người học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho người học sau khi hoàn thành khóa học.
8. Tổ chức các hoạt động xã hội cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia.
9. Thực hiện dân chủ công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.
10. Quản lý sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài chính của trường theo quy định. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất và chấp hành các quy định khác của pháp luật.
III. QUYỀN HẠN.
1. Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển của nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch mạng lưới các trường nghề.
2. Được huy động và nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, cải thiện đời sống cho CBGVNV nhà trường.
3. Quy định thành lập các đơn vị trực thuộc theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt theo điều lệ của trường. Quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa tương
đương trở xuống.
4. Được thành lập doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.
5. Tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên; tuyển sinh, quản lý học sinh, sinh viên.
6. Được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật và theo điều lệ của nhà trường trong xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, giảng dạy, học tập đối với các
ngành nghề được đào tạo, tổ chức bộ máy nhà trường, tổ chức hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế...Nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước theo quy
định.