Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH và phong trào thi đua "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà" giai đoạn 2015 -2020

          Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nữ có xu hướng gia tăng nhanh ở các loại hình doanh nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực giầy da, may mặc, điện tử. Hiện nay, tổng số nữ CNVCLĐ của tỉnh là 77.630 người trong đó nữ CNLĐ trên 53 ngàn người (chiếm 73% tổng số CNVCLĐ ở các đơn vị có tổ chức công đoàn); nữ đoàn viên là 69.996/95.266 người (chiếm 73,4% )

          Thực hiện Nghị quyết 6b/ NQ- BCH của Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa X ngày 29/01/2011 về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước và Chỉ thị 03/ CT- TLĐ về tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “ Giỏi việc nước- đảm việc nhà” trong 10 năm qua, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo các cấp công đoàn kiện toàn ban nữ công các cấp, coi trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ nữ công để đề xuất, tham mưu với lãnh đạo, công đoàn cùng cấp tổ chức các hoạt động trong nữ CNVCLĐ với nhiều nội dung ngày càng phong phú, hình thức hấp dẫn, thiết thực, có nhiều nét mới, điểm nhấn tiêu biểu:    

           Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho nữ CNVCLĐ được đẩy mạnh, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, mở rộng về đối tượng, trong đó tập trung nâng cao nhận thức về  chính sách pháp luật, kỷ luật lao động, tác phong làm việc khoa học, sáng tạo; các kỹ năng về ứng xử gia đình, chăm sóc, giáo dục con cái, thực hiện phòng chống TNXH, bạo hành gia đình và thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tổ chức 5.799 cuộc tuyên truyền cho trên 303.919 lượt CNVCLĐ (3.110 buổi tuyên truyền, toạ đàm, nói chuyện chuyên đề , 515 cuộc giao lưu-đối thoại về các chế độ chính sách đối với lao động nữ)

  Chủ động ký chương trình phối hợp với các ngành chức năng để thanh tra, kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội về việc thực hiện chế độ chính sách, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nữ CNVCLĐ; lao động nữ khi làm việc đều được đảm bảo ký hợp đồng lao động; nhiều doanh nghiệp FDI có đông lao động nữ đảm bảo tốt các quy định của lao động nữ theo pháp luật, ngoài ra có nhiều chính sách hỗ trợ nuôi con nhỏ, gửi trẻ từ 100- 200 ngàn, chế độ nguyệt san hàng tháng, đưa vào Thỏa ước lao động tập thể những nội dung có lợi hơn cho người lao động, quan tâm nâng cao chất lượng bữa ăn ca, tổ chức các hoạt động chăm lo về vật chất và tinh thần cho lao động nữ. Hằng năm, có từ 60-70% nữ CNLĐ được chăm sóc sức khỏe sinh sản và khám sức khỏe định kỳ.  96% nữ CNVCLĐ có thai được khám thai định kỳ. Lắp đặt 03 phòng vắt trữ sữa tại 03 DN có đông Lao động nữ.

             Các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống của phụ nữ 8/3, 20/10 đã trở thành thường niên với nhiều nội dung và hình thức hấp dẫn như nói chuyện chuyên đề, thi nữ công gia chánh, văn nghệ, thể thao, ngày hội đoàn viên, hội thi dân vũ… nhiều CĐCS đã quan tâm chăm lo nhiều hơn đến con CNVCLĐ như tổ chức các chương trình trao quà cho con CNVCLĐ có thành tích cao trong học tập nhất là những em vượt khó vươn lên dịp 1.6 và trung thu, tổ chức thăm quan du lịch, các cuộc thi vui trong các chương trình “ Vầng trăng yêu thương”, ngày hội trăng rằm, ngày hội gia đình…

      Tích cực tìm kiếm đối tác ký các chương trình phúc lợi đoàn viên, huy động nguồn lực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nữ CNVCLĐ trong đó quan tâm hỗ trợ cho các chị em có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh trọng, hỗ trợ 4 tỷ đồng xây và sửa 173 nhà ở cho CNLĐ, điều đáng nói với mức hỗ trợ ban đầu 30 triệu đồng nhưng tạo động lực để các chị có quyết tâm cùng gia đình, sự giúp đỡ của cơ quan, đơn vị để hoàn thành ngôi nhà có trị giá từ 150-500 triệu đồng; công đoàn cấp trên cơ sở đã huy động 1500 bộ áo dài của khối hành chính sự nghiệp để tặng cho nữ CNLĐ và CĐCS các doanh nghiệp với mục đích để giúp những gia đình nữ CNLĐ khi có nhu cầu có thể đến CĐCS để mượn áo dài.

        Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - đảm việc nhà” được triển khai sâu rộng cùng với phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", phong trào thi đua “5 không ba sạch” gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của các cơ quan, đơn vị đã động viên, khích lệ nữ CNVCLĐ không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; xây dựng đội ngũ nữ CNVCLĐ có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời là nhân tố giữ gìn và xây dựng gia đình "ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc". Trong 5 năm, có hàng chục ngàn lượt nữ CNVCLĐ được đào tạo, bồi dưỡng  nâng cao trình độ về mọi mặt. Hiện nay, toàn tỉnh có 10 chị có trình độ tiến sỹ; 1.037 chị có trình độ thạc sỹ; 25.359 chị có trình độ cao đẳng, đại học; có 7947 chị có tay nghề từ bậc 4 trở lên.  Về trình độ lý luận chính trị: 521 chị có trình độ cao cấp, cử nhân;  4.793 chị có trình độ trung cấp

 Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2015- 2020: cấp Tỉnh 15,7%, cấp Huyện 18%, cấp Xã 20,1%;  Nữ tham gia cơ quan dân cử (2016- 2021): Quốc hội 16,67%; HĐND tỉnh 20%, HDND huyện 30,5%, HĐND xã 25,2%.

Tỷ lệ nữ giữ cương vị lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp:  

Cấp tỉnh : 2 nữ UV BTV Tỉnh ủy( 01 Bí thư và 01 Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy); 29/59 sở, ban, ngành, đoàn thể có nữ chủ chốt (5 cấp trưởng, 28 cấp phó); 48/187 trưởng phòng, 125/283 phó phòng và tương đương

          Cấp huyện: 01 bí thư  và 01 phó bí thư huyện ủy;  05 PCT UBND, 04 PCT HĐND; 169/559 trưởng, phó phòng

          Cấp xã: 5 Bí thư và 29 Phó bí thư; 06 chủ tịch UBND, 21 PCT UBND

        Với vai trò đảm việc nhà trong thời đại ngày nay không phải dễ dàng khi mà công việc xã hội và nhiều dịch vụ cuốn hút chị em đi ra ngoài nhiều hơn, làm thế nào để cân bằng 2 chức năng gia đình và xã hội là cả một nghệ thuật. Với vai trò là người xây tổ ấm, xây dựng mối quan hệ gia đình gắn bó, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, nhiều chị đảm nhận cương vị lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị nhưng về gia đình vẫn là dâu hiền, vợ đảm, là người mẹ mẫu mực nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, học giỏi; nhiều chị đã bố trí sắp xếp khoa học công việc gia đình, biết phân công lao động hợp lý, tạo thói quen cho chồng con biết chia sẻ công việc, cùng có trách nhiệm trong việc chăm lo xây dựng, gìn giữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình.  

     Qua thực tiễn hoạt động phong trào đã xây dựng được đội ngũ cán bộ nữ công luôn tận tụy, tâm huyết; phương thức hoạt động nữ công ngày càng được đổi mới. Đội ngũ nữ CNVCLĐ ngày càng khẳng định vai trò, vị trí, năng lực của mình trong gia đình và xã hội, kết quả 5 năm qua đã có trên 4000 chị được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua các cấp; nhiều chị được tặng Huân chương Lao động, được Chính phủ, các Bộ ngành, UBND các cấp khen thưởng; trên 40 ngàn chị đạt danh hiệu “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” các cấp trong đó 1975 chị được công nhận danh hiệu GVN- ĐVN cấp tỉnh;  Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 6b- NQ/ TLĐ và phong trào thi đua “ Giỏi việc nước- đảm việc nhà” giai đoạn 2015- 2020 đã biểu dương khen thưởng 90 tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực trong phong trào thi đua (02 bằng khen Tổng LĐLĐ Việt Nam; 20 bằng khen UBND tỉnh, 68 bằng khen LĐLĐ tỉnh); đó là những nhân tố điển hình để tiếp tục lan tỏa, nhân lên những điển hình, nhân tố mới trong thực hiện phong trào thi đua giai đoạn tới.

Có thể khẳng định, Nghị quyết 6b, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã thực sự đi vào đời sống của nữ CNVCLĐ, được các cấp công đoàn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, phong trào đã trở thành nguồn động lực thúc đẩy chị em vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, phát huy tài năng trí tuệ sáng tạo, đức tính cần cù chịu khó, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, qua đó vai trò, vị thế của người phụ nữ ngày càng được nâng lên và được khẳng định trong gia đình và xã hội, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương; đồng thời xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” làm nền tảng cho sự phát triển bền vững, giàu mạnh của đất nước./.

 

                                                                                                                  Mai Thủy

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 


Nguồn:congdoanninhbinh.org.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Hôm qua : 364
Tổng số : 7.533.281