Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Góc nhìn: Khó duy trì hoạt động Công đoàn cơ sở khi doanh nghiệp gặp khó khăn sau dịch bệnh Covid 2019

Một góc xưởng may của Công ty May thêu Hoàng Long

Sức ép về cạnh tranh, thanh lọc ngày càng gia tăng cộng thêm cú sốc về kinh tế do Covid-19 gây ra đã khiến cho nhiều doanh nghiệp “chao đảo”. Doanh nghiệp trong các nhóm ngành may hiện đang đối mặt với hậu Covid nặng nề. Doanh thu của các doanh nghiệp trong quý III, IV năm 2020 sẽ bị sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ do không có đơn hàng. Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các quý, năm tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù doanh thu bị giảm mạnh so với kế hoạch đề ra, các doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu các khoản chi phí hàng ngày như chi trả lương và các khoản chi phí liên quan cho người lao động, chi phí lãi vay, thuê mặt bằng… Khó khăn về thị trường, nguồn thu, dòng tiền đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải sử dụng các biện pháp liên quan đến lao động, nhiều doanh nghiệp áp dụng giải pháp cắt giảm lao động

Mặc dù hiện nay, tình hình dịch bệnh trong nước bắt đầu có những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên trên thế giới, dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài, đặc biệt các nước là đối tác thị trường quan trọng của Việt Nam như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, châu Âu,… Do đó, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị vẫn chưa thể khắc phục ngay trong thời gian tới, sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp có đầu vào, đầu ra phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu như dệt may, da giầy,… Đồng thời, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các quốc gia đang tìm cách giảm thiểu phụ thuộc vào một thị trường, dẫn đến thay đổi dòng thương mại toàn cầu, làm suy giảm các thị trường mới nổi phụ thuộc vào xuất nhập khẩu. Sau dịch, các doanh nghiệp FDI lớn có xu hướng chuyển cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu để chủ động hơn, lựa chọn địa điểm đầu tư mới thỏa mãn những điều kiện về khoa học công nghệ, môi trường sinh thái và dịch vụ y tế an toàn.

Trên địa bàn huyện Yên Khánh có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc với khoảng gần 2500 CNLĐ. Có 8 doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn đều trong tình trạng không có đơn hàng. Quý II/2020 cố gắng tìm nguồn hàng nhỏ, lẻ để giữ lao động song đến quý III/2020, nhiều doanh nghiệp không còn khả năng giữ chân lao động và duy trì hoạt động đã phải cho 80-90% lao động nghỉ việc, như Công ty TNHH may thêu Hoàng Long, Công ty TNHH may Khánh Thành, Công ty 289, Gia Bảo, ...Các công ty hoạt động cầm chừng, duy trì giữ lao động bằng các đơn hàng nhỏ lẻ, như may khẩu trang: Công ty Cổ phần thương binh 27/7, Công ty Cổ phần Yên Thành, Công ty TNHH MTV B&H Vi Na. Có 02 công ty may mới thành lập công ty TNHH DAESUNG Ninh Bình và Công ty TNHH xuất nhập Gia phạm KD mới thành lập năm 2020 có trên 20 lao động cũng trong tình trạng không có đơn hàng.

Với những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cùng với tác động cộng hưởng từ những yếu tố khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, hiện tại là các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của hậu Covid đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của CĐCS và quyền lợi của đoàn viên Công đoàn và người lao động.

 

Hình ảnh LĐLĐ huyện thăm, động viên doanh nghiệp,  người lao động tại một số doanh nghiệp và  kiểm tra chất lượng bữa ăn tại Công ty Cổ phần Yên Thành

                                                                     LĐLĐ huyện Yên Khánh


Nguồn:congdoanninhbinh.org.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 157
Hôm qua : 581
Tổng số : 7.525.213