Hiệu quả từ mô hình “Dân vận khéo trong vận động thành lập và xây dựng tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước”
Xác định, muốn xây dựng tổ chức ngày càng lớn mạnh thì phải tập hợp được đông đảo NLĐ tham gia vào công đoàn, phải thành lập được công đoàn cơ sở ở mọi loại hình doanh nghiệp đủ điều kiện. Tuy vậy, đây là nhiệm vụ khó thực hiện, vì những năm qua trên địa bàn huyện Gia Viễn số lượng doanh nghiệp tăng lên song đa phần là các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Bên cạnh đó, ảnh hưởng kéo dài của Đại dịch Covid - 19 và tác động tiêu cực từ tình hình an ninh, kinh tế thế giới giá dịch vụ tăng cao các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm và lưu thông đơn hàng; một số doanh nghiệp mới thành lập đi vào hoạt động trong thời gian ngắn đã tạm dừng, gián đoạn, hoặc thu hẹp sản xuất, kéo theo việc làm, thu nhập của người lao động không đảm bảo; đa số chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chưa hiểu đầy đủ về vai trò của tổ chức công đoàn, nhiều doanh nghiệp cho rằng hoạt động của công đoàn cơ sở chỉ tốn kém thời gian, nhân lực. Mặt khác, đa phần lao động có tư tưởng tham gia công đoàn là phải mất tiền đóng đoàn phí.
Từ thực tiễn đó, bám sát chỉ tiêu nhiệm kỳ, chỉ tiêu giao hằng năm của Liên đoàn Lao động tỉnh, Hướng dẫn số 01/HD/BCĐ, ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Ban Chỉ đạo về xây dựng mô hình điển hình Dân vận khéo tỉnh, Liên đoàn Lao động huyện Gia Viễn tiếp lựa chọn, đăng ký xây dựng hiệu quả mô hình Dân vận khéo trong vận động thành lập và xây dựng tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước ở hai giai đoạn 2016 – 2020 và 2021 – 2025 với các giải pháp linh hoạt, sáng tạo tác động đến người lao động và chủ doanh nghiệp như:
Hằng năm, Liên đoàn Lao động huyện chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để khảo sát nắm tình hình hoạt động và số lượng lao động ở từng doanh nghiệp, xác định những doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn và xây dựng kế hoạch vận động phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như Ban Dân vận Huyện uỷ, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, BHXH huyện, Chi cục thuế khu vực Nho Quan – Gia Viễn, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Lao động TB&XH huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, Công an huyện, hội Doanh nghiệp huyện, Ban quản lý các cụm công nghiệp Gia Phú, Gia Lập, Gia Vân và Thường trực đảng uỷ các xã, thị trấn nơi doanh nghiệp đóng chân và thông qua cán bộ làm công tác nhân sự, kế toán, phiên dịch (đối với doanh nghiệp FDI) để nắm thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm tâm lý chủ doanh nghệp để lựa chọn thời điểm “vàng” tiếp cận, gặp gỡ người sử dụng lao động tuyên truyền cho họ hiểu rõ chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, huyện; mục đích, yêu cầu và sự cần thiết phải tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể chính trị xã hội trong doanh nghiệp; quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm khi tham gia công đoàn và có tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, nhất là vai trò nắm bắt tâm tư, nguyện vọng củangười lao động, động viên, khuyến khích người lao động tự giác, có ý thức trong lao động, sản xuất, qua đó giúp doanh nghiệp trong việc sắp xếp lao động hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực lao động và chấm dứt hợp đồng với những lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc; khi có tranh chấp xảy công đoàn cơ sở sẽ là trung gian tổ chức đối thoại nhằm dung hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, hạn chế thấp nhất tình trạng người lao động tự ý bỏ việc, làm việc không hết trách nhiệm, không tôn trọng cam kết, đình công… gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Đối với người lao động, việc gặp gỡ, vận động giúp cho họ hiểu được những lợi ích khi tham gia công đoàn đó là sự chăm lo về vật chất, tinh thần, được tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật, nhất là sự hỗ trợ phía sau mỗi khi NLĐ bị xâm phạm về quyền, lợi ích hợp pháp của họ như tiền lương, phúc lợi, việc hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Nếu NLĐ chỉ đứng riêng một mình và đấu tranh vì lợi ích cá nhân, họ sẽ hoàn toàn yếu thế trước người sử dụng lao động.
Cùng với vận động phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn, LĐLĐ huyện chú trọng hướng dẫn CĐCS tiếp tục đổi mới, sáng tạo nhạy bén, nhìn ra “thời cơ” trong “nguy cơ”; không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, để đoàn viên, NLĐ thấy được sự hấp dẫn từ đó yêu mến, muốn tham gia và gắn bó với tổ chức; phát huy tốt vai trò là cầu nối, là đòn seo đắc lực phối hợp tích cực, chặt chẽ với doanh nghiệp, hướng dẫn đoàn viên, NLĐ thực hiện tốt các nội quy, quy định của công ty, xây dựng môi trường hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả và tôn trọng pháp luật, tạo nên mối quan hệ lao động hài hòa, đồng hành thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Điển hình như công đoàn Công ty TNHH Goryo Việt Nam, công đoàn công ty TNHH Daedeok I.M.T, công đoàn công ty TNHH Winnercom Vina…
Với những giải pháp thiết thực, hữu hiệu, giai đoạn 2016 – 2020 và 2021 – 2025 LĐLĐ huyện đã vận động thành lập được 28 CĐCS trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, kết nạp 3.507 đoàn viên[1].
Có thể khẳng định, việc thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động. Đa số tổ chức Công đoàn sau khi thành lập đã hoàn thành “sứ mệnh lịch sử” của mình. Qua tổ chức công đoàn mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được truyền tải đến người lao động nhanh hơn, dễ hơn và những nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất hợp pháp, chính đáng của người lao động được kịp thời tập hợp, phản ánh đến các cấp có thẩm quyền, góp phần tăng cường phát huy vai trò của đoàn thể chính trị, xã hội để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động theo mục tiêu Nghị quyết số 08-NĐ/TU, ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước” đề ra./.
Hoàng Thị Liễu, Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Viễn
[1] Giai đoạn 2016 – 2020 kết nạp 952 đoàn viên, thành lập 18 tổ chức công đoàn ngoài khu vực nhà nước: Quỹ tín dụng Thị trấn Me, quỹ Tín dụng Trường Sinh, Quỹ Tín dụng Gia Thanh, Quỹ Tín dụng Gia Tân, Công ty TNHH Vạn Lợi, công ty TNHH may xuất khẩu Gia Phú, Công ty TNHH MUO VINA, Công ty TNHH GORYO Việt Nam, Công ty TNHH MTV may Trung Thành, Công Ty TNHH MTV may xuất khẩu Hoàng Thắng và Hợp tác xã Sinh Dược, công ty TNHH Ever Great International, công ty TNHH giáo dục và truyền thông quốc tế ESEA, Công ty TNHH VNK Garment, công ty TNHH Thảo Anh Gia Sinh, công ty TNHH may xuất khẩu Thiên Hà, Công ty TNHH Dae jin sun Vina, Công ty TNHH Poly tech Vina.
Giai đoạn 2021 – 2025 kết nạp 2.555 đoàn viên, thành lập 10 tổ chức công đoàn: Công ty TNHH ESMO Vina, Công ty TNHH Man field Coating, Công ty TNHH GT Will Việt Nam, Công ty TNHH Big sun Global, Công ty TNHH Dong A Metal, Công ty TNHH gia công giày dép Guang han lin shoes, Công ty TNHH Daedeok. IMT, Công ty TNHH Winnercom Vina, Công ty TNHH DH Auto vina, Trường Trung cấp Nghề quốc tế