Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao vai trò của Công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đời sống cho người lao động

 

Từ đầu năm đến nay, các cấp Công đoàn tỉnh Ninh Bình đã có nhiều hoạt động, phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp linh hoạt thích ứng với tình hình dịch bệnh và chủ động triển khai các giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; góp phần đồng hành cùng doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, tạo tâm lý yên tâm cho đoàn viên, người lao động, góp phần giữ vững quan hệ lao động và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh

Về đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng không nhỏ; các cấp Công đoàn trong tỉnh đã tích cực, chủ động triển khai các giải pháp để thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

Tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các doanh nghiệp về việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19; giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp; kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm, giải quyết vướng mắc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động, hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách, quy định của pháp luật để chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 38 Bộ luật Lao động; hướng dẫn các đơn vị doanh nghiệp, NLĐ thực hiện các thủ tục cần thiết để hưởng gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đúng người, đúng đối tượng; kịp thời tham gia giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn trong quan hệ lao động, không để xảy ra tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể.

Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ban, ngành chức năng hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ sở thông qua việc phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp và người sử dụng lao động tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Hội nghị NLĐ hằng năm. Thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, các cấp công đoàn đã phối hợp tốt với chính quyền, cơ quan chuyên môn cùng cấp tổ chức hội nghị CBCCVC, hội nghị người lao động và tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; giải quyết kịp thời nhiều vướng mắc, bức xúc của người lao động. Kết quả, 100% CĐCS cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị CBCC, VC; 176/219 CĐCS doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động (đạt 80,3%) ; 216/285 doanh nghiệp tổ chức 193 cuộc đối thoại định kỳ và 49 cuộc đối thoại đột xuất tại nơi làm việc để giải quyết kịp thời nhiều kiến nghị chính đáng của người lao động (đạt 123,4%, chỉ tiêu TLĐ giao); 1.022 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (đạt 94,5%); có 99,7% đơn vị có Ban Thanh tra nhân dân. Qua đánh giá của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, chất lượng Hội nghị đã được nâng lên, tập trung vào các nội dung như: Xây dựng quy chế đối thoại, QCDC tại cơ sở, lựa chọn bầu thành viên đại diện NLĐ tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc… đúng quy trình, bài bản, nghiêm túc theo quy định. Một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã chủ động phối hợp với NSDLĐ tổ chức đối thoại với đoàn viên, CNLĐ để nắm bắt diễn biến tư tưởng và giải quyết kịp thời những kiến nghị liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Công tác thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) trong các DN, nhất là DN ngoài khu vực nhà nước được các cấp công đoàn chú trọng với chất lượng ngày càng tốt hơn. Có 221/285 (đạt 77,5%) CĐCS doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung, ký kết mới TƯLĐTT, trong đó 39 bản TƯLĐTT hết hạn được bổ sung ký lại, 25 bản TƯLĐTT được ký mới (đạt 125% chỉ tiêu TLĐ giao). Công đoàn cấp trên cơ sở đã thường xuyên hướng dẫn CĐCS các doanh nghiệp mới thành lập chủ động đề xuất với NSDLĐ để thương lượng, ký kết TƯLĐTT, đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng và việc thực hiện TƯLĐTT trên thực tế, nhất là việc thực hiện các chế độ chính sách, phúc lợi xã hội cho NLĐ. Một số CĐCS DN đã thương lượng với NSDLĐ nhiều điều khoản về quyền lợi của NLĐ cao hơn so với quy định của pháp luật. Các cấp công đoàn đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật tại nơi ở, nơi làm việc 7.136 lượt đoàn viên, CNLĐ nhất là tư vấn pháp luật trực tuyến để tập hợp, hỗ trợ kịp thời những vướng mắc, khó khăn của CNLĐ, đồng thời quan tâm thực hiện bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.

Chăm lo tốt hơn cho NLĐ khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch

Bên cạnh việc thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ, các cấp Công đoàn trong tỉnh cũng đã triển khai hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên, NLĐ, nhất là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, CNVCLĐ đạt nhiều kết quả, các cấp công đoàn đã tặng 121.324 suất quà cho đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trên 47,5 tỷ đồng; hỗ trợ xây, sửa 19 nhà Mái ấm công đoàn với tổng số tiền 909,6 triệu đồng. Trong đó, LĐLĐ tỉnh chi 1.207,8 triệu đồng tổ chức các hoạt động: Hỗ trợ xây dựng 04 nhà “Mái ấm công đoàn” với 120 triệu đồng; trao 1.210 suất quà với tổng số tiền 897,58 triệu đồng; tặng 472 vé xe ô tô đưa CNLĐ trong các khu công nghiệp về quê đón Tết với tổng số tiền 111,7 triệu đồng.

Chương trình “Phúc lợi đoàn viên công đoàn” tiếp tục được triển khai; định hướng các cấp công đoàn trong việc lựa chọn đối tác để ký kết các thỏa thuận đảm bảo mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, tạo sự khác biệt so với người lao động. Trong năm, các cấp công đoàn đã ký mới các cấp công đoàn đã ký mới 12 thỏa thuận hợp tác về cung cấp các sản phẩm với giá ưu đãi cho đoàn viên, NLĐ, giúp 71.722 lượt người được tiếp cận sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ưu đãi với tổng số tiền được hưởng lợi: 5.875 triệu đồng, góp phần từng bước cải thiện, nâng cao đời sống cho đoàn viên, CNLĐ.

Chương trình “Tết sum vầy” tiếp tục có bước phát triển, là điểm nhấn mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn trong chăm lo Tết cho đoàn viên, CNVCLĐ, có 107.782 suất quà bằng tiền và hiện vật với tổng số tiền 39,6 tỷ đồng được tặng cho CNVCLĐ trong dịp Tết Nguyên đán. LĐLĐ tỉnh tham mưu đề xuất mời các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Tỉnh ủy Ninh Bình đến thăm doanh nghiệp và tặng 74 suất quà với tổng số tiền 72,1 triệu đồng cho CNLĐ công ty TNHH giầy Athena Việt Nam. Tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Kết nối yêu thương” tại Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam với trên 1.300 CNLĐ tham gia; trao 700 suất quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 490 triệu đồng; tiếp nhận 430 suất quà, 500 mũ bảo hiểm với tổng số tiền 321 triệu đồng từ các đơn vị trao cho CNLĐ. 12/13 LĐLĐ cấp huyện, công đoàn ngành và 110 CĐCS tổ chức Tết sum vầy, với trên 30.000 đoàn viên, người lao động tham gia. Sau kỳ nghỉ tết, các công đoàn cấp trên cơ sở đã tổ chức thăm, động viên CNLĐ trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới; nắm tình hình sản xuất kinh doanh và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại 24 doanh nghiệp.

Hoạt động vay vốn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm: LĐLĐ tỉnh đang quản lý số vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 1.300,5 triệu đồng, phân bổ thành 14 dự án cho 37 hộ gia đình CNVCLĐ vay vốn để cải thiện thu nhập. Hiện tại các dự án đã phát huy tốt nguồn vốn vay, mang lại hiệu quả kinh tế cao; bình quân mỗi hộ CNVCLĐ được vay vốn tăng thu nhập thêm cho gia đình từ 3 - 3,5 triệu đồng/tháng; duy trì mô hình làm kinh tế để mở rộng sản xuất kinh doanh tăng thu nhập, ổn định đời sống.

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, LĐLĐ tỉnh sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp FDI, triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của đoàn viên, NLĐ. Trong đó, chú trọng đổi mới và đẩy mạnh hoạt động Công đoàn nhằm nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, NLĐ; quan tâm chăm lo, hỗ trợ và động viên CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; tăng cường phối hợp các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, nhằm phát hiện sớm, kiến nghị cơ quan chức năng xử lý vi phạm, kịp thời giải quyết vướng mắc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp...

Lê Thị Bích Ngọc

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 25
Hôm qua : 584
Tổng số : 7.533.738