Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những kết quả nổi bật trong các phong trào thi đua yêu nước của đội ngũ CNVCLĐ và các cấp công đoàn Ninh Bình, giai đoạn 2015-2020

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, muốn yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước được các cấp công đoàn Ninh Bình triển khai sâu rộng, gắn kết với nhiều nội dung, tiêu chí và biện pháp cụ thể, coi trọng vào chất lượng, thực chất và hiệu quả của các phong trào thi đua. Các nội dung thi đua được triển khai đăng ký thực hiện với nhiều hoạt động, hình thức thiết thực nhằm  khơi dậy tính năng động, sáng tạo trong CNVCLĐ để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu hằng năm do Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh đề ra, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua.

Trong công tác chỉ đạo: Đại hội Công đoàn Ninh Bình nhiệm kỳ XIV, XV đã triển khai 3 phong trào thi đua yêu nước trọng tâm: phong trào "Lao động giỏi, lao động sáng tạo"; phong trào "Thi đua học tập nâng cao trình độ, học vấn, kỹ năng nghề nghiệp để hội nhập và phát triển";  Phong trào thi đua vì sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới “ gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; phong trào thi đua  “Giỏi việc nước, đảm việc nhà gắn với phong trào “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” trong nữ CNVCLĐ; cuộc vận động “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng thực thi công vụ trong cán bộ, công chức, viên chức”, “Xây dựng cơ quan văn hóa và ngày làm việc 8 giờ chất lượng và hiệu quả” trong lĩnh vực quản lý, hành chính sự nghiệp gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcTrung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”.

Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã ban hành Nghị quyết, quy chế thi đua khen thưởng, hướng dẫn về công tác thi đua; việc phát động, đăng ký, tổ chức ký kết giao ước thi đua, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng hằng năm và giai đoạn được các cấp công đoàn trong tỉnh thực hiện có nền nếp, hiệu quả. Đặc biệt, LĐLĐ tỉnh Ký chương trình phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng tỉnh về “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và phát hiện, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến giai đoạn 2017-2023” đồng thời đề xuất với UBND tỉnh bổ sung vào chương trình phối hợp tặng bằng khen của UBND tỉnh mỗi năm là 50 CNLĐ tiêu biểu (từ năm 2019 tăng lên 100 CNLĐ tiêu biểu).

 Hằng năm, LĐLĐ tỉnh tham gia với Sở Khoa học, công nghệ, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh thẩm định, xét duyệt các đề tài, sáng kiến, các công trình khoa học công nghệ của các tác giả tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Bình và tham dự Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Hoa Lư; đề nghị Hội đồng khoa học cấp tỉnh công nhận sáng kiến cấp tỉnh. Từ đó, LĐLĐ tỉnh xét duyệt và đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo cho các cá nhân có đề tài, sáng kiến xuất sắc; đồng thời đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen cho những cá nhân được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng lao động sáng tạo hằng năm. Qua đó đã tạo động lực, động viên, thu hút đông đảo CNVCLĐ thuộc các  cơ quan, đơn vị, các thành phần kinh tế trong các ngành, địa phương tích cực tham gia;  Thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể tiêu biểu, nhiều mô hình, cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.

Kết quả các phong trào thi đua

 Phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo được thực hiện thông qua các công trình, sản phẩm, đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật ứng dụng vào thực tiễn, làm lợi hàng chục tỷ đồng và các lợi ích xã hội khác. Đã có 163 công trình, sản phẩm được đăng ký thực hiện, trong đó, có 55 công trình, sản phẩm  được gắn biển chào mừng các sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh và tổ chức công đoàn; 7.241 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất được ứng dụng vào sản xuất và công tác, có giá trị làm lợi hàng trăm tỷ đồng, trong đó, 185 sáng kiến được công nhận sáng kiến cấp tỉnh; có 91 cá nhân tiêu biểu được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo và UBND tỉnh tặng Bằng khen

Trong lĩnh vực quản lý, hành chính sự nghiệp phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” được triển khai gắn với cuộc vận động “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng thực thi công vụ trong cán bộ, công chức, viên chức” và “Xây dựng cơ quan văn hóa và ngày làm việc 8 giờ chất lượng và hiệu quả” gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo đã hướng vào nâng cao ý thức trách nhiệm; thái độ ứng xử văn hóa; đổi mới tác phong làm việc khoa học  của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức để  nâng cao hiệu quả trong tham mưu, giải quyết công việc, giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn đảm bảo quy trình, quy định tránh gây phiền hà, nhũng nhiều cho người dân, doanh nghiệp . Trên 80% thủ tục hành chính được giải quyết trước hạn; giảm số giờ giao dịch từ 40 giờ xuống 25 giờ/ tuần; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở tỉnh, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính đạt 95,1;  chỉ số cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình  đạt 64,59 điểm, xếp thứ 39/63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Có 10 đề tài, sáng kiến được công nhận cấp tỉnh.

Phong trào thi đua trong lĩnh vực y tế, giáo dục: Được cụ thể hóa bằng các phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; phong trào “Nâng cao Y đức”, “Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ người bệnh” được đông đảo đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên, học sinh đồng tình hưởng ứng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nâng cao chất lượng dạy và học trong các cấp học...Thông qua phong trào thi đua đã có hàng nghìn sáng kiến cấp cơ sở được công nhận, trong đó có 153 đề tài, sáng kiến được công nhận cấp tỉnh; 69 tác giả được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo; 25 giải đạt Giải thưởng Khoa học và Công nghệ và đạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh…

 Phong trào thi đua vì sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới  gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được triển khai trong các cấp công đoàn gắn với nhiệm vụ chuyên môn theo lĩnh vực, ngành nghề; nhiều nội dung thi đua hướng vào việc nghiên cứu đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng mô hình “Liên kết 4 nhà” về Hợp đồng tiêu thụ nông - lâm - thủy sản cho bà con nông dân, tham gia xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đào tạo nghề cho nông dân; phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch;  tham mưu, đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, điện, nước, trường học, trạm xá...góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành  các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đã có 101/108 xã về đích nông thôn mới trong đó, có 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới: huyện Yên Khánh, Hoa Lư và thành phố Tam Điệp.

 Phong trào “Thi đua học tập nâng cao trình độ, học vấn, kỹ năng nghề nghiệp để hội nhập và phát triển” được cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị tích cực thực hiện; các công đoàn cơ sở tham gia với chuyên môn đồng cấp xác định nhu cầu đào tạo, nguyện vọng cá nhân để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và lý luận chính trị. 5 năm qua, đã có 487 đồng chí được cử đi học các lớp sau đại học, 4.650 đồng chí học Đại học và Cao đẳng, 1.363 đồng chí học cao cấp và 3.354 đồng chí học trung cấp lý luận chính trị, 1.684 đồng chí được bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, 5.526 đồng chí được bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ.

Phong trào thi đua “Xanh-Sạchẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” gắn với xây dựng môi trường làm việc văn hóa, văn minh, xây dựng cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa tiếp tục được công đoàn cơ sở trong các cơ quan, doanh nghiệp quan tâm hưởng ứng và triển khai rộng rãi. Các doanh nghiệp đã coi trọng việc đầu tư kinh phí lắp đặt, sửa chữa thiết bị che chắn, an toàn, kẻ vẽ các biển báo, nội quy khắc phục các yếu tố độc hại, ô nhiễm trong sản xuất để cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ môi trường; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nên công tác ATVSLĐ ngày càng đi vào nề nếp; mạng lưới ATVSV được củng cố, duy trì và hướng dẫn hoạt động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú góp phần giảm thiểu tai nạn lao động; môi trường làm việc của các cơ quan công sở ngày càng sạch – đẹp, văn minh.

Phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" trong nữ CNVCLĐ gắn với phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"; phong trào “ 5 không ba sạch”…với nhiều hoạt động, nội dung, mô hình thiết thực đã góp phần xây dựng đội ngũ nữ CNVCLĐ có trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có lối sống văn hóa và tấm lòng nhân hậu, làm tốt thiên chức người phụ nữ trong gia đình, là nhân tố giữ gìn và xây dựng gia đình "ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc". Nhiều nữ cán bộ quản lý, nữ doanh nhân  sáng tạo, vươn lên tự khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Trong 5 năm, có 103.717 lượt nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà" các cấp; có 02 chiến sỹ thi đua toàn quốc, 191 chiến sỹ thi đua cấp ngành và cấp tỉnh, 4.985 chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.

Có thể khẳng định rằng, thông qua các phong trào thi đua yêu nước gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cuộc vận động đã khơi dậy ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sức sáng tạo của CNVCLĐ, tạo động lực để tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Từ trong các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng; trong đó Công đoàn ngành Giáo dục được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; LĐLĐ thành phố Ninh Bình được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; LĐLĐ tỉnh được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc; Tổng Liên đoàn tặng 28 Cờ và tặng Bằng khen cho 119 tập thể và 197 cá nhân; LĐLĐ tỉnh tặng 43 Cờ và tặng Bằng khen cho 361 tập thể và 544 cá nhân; UBND tỉnh tặng 06 Cờ và tặng Bằng khen cho 49 tập thể, 51 cá nhân và 230 CNLĐ trực tiếp; 91 cá nhân được Tổng Liên đoàn tặng Bằng Lao động sáng tạo và UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Kết quả trong phong trào thi đua 5 năm qua đạt được là do LĐLĐ tỉnh đã thực sự đổi mới trong chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng; nội dung, biện pháp và hình thức ngày càng đi vào phù hợp và thiết thực hơn; Chủ động phối hợp với các sở, ban ,ngành để ký kết các chương trình phối hợp hoạt động, trong đó LĐLĐ tỉnh ký quy chế phối hợp công tác với UBND tỉnh và chương trình phối hợp với Ban thi đua khen thưởng tỉnh đã có những cơ chế cụ thể về thi đua khen thưởng. Coi trọng việc phát động, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng kịp thời hằng năm và từng giai đoạn đem lại lợi ích cho đoàn viên, CNVCLĐ.

Tuy nhiên, việc triển khai, phát động các phong trào thi đua có lúc, có nơi chưa đồng đều, còn hình thức, chưa mang tính chiều sâu;  việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến còn hạn chế. Công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, CNVCLĐ phát huy sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất, công tác ở một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ tập trung ở những đơn vị có môi trường thuận lợi; số đề tài, sáng kiến được công nhân  tập trung chủ yếu ở cán bộ quản lý; sáng kiến từ công nhân lao động trực tiếp chưa được chú trọng. Tỷ lệ sáng kiến được Tổng Liên đoàn tặng Bằng Lao động sáng tạo chưa nhiều so với tổng số người có đề tài, sáng kiến. Công tác chỉ đạo phong trào thi đua và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp ở một số nơi chưa chặt chẽ. Nội dung và hình thức tổ chức thi đua chưa thực sự phù hợp với điều kiện làm việc của đoàn viên và người lao động ở loại hình doanh nghiệp.

Trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về trách nhiệm, trình độ, năng lực trong thực thi nhiệm vụ được giao, đòi hỏi mỗi đoàn viên, CNVCLĐ phải tích cực đổi mới, năng động, sáng tạo hơn trong các phong trào thi đua; xác định thực hiện phong trào thi đua là việc làm thiết thực, gắn với công việc hàng ngày của mỗi người, cần cố gắng làm tốt công việc của mình vì lợi ích của bản thân, của tập thể và của đất nước.

Các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, địa bàn, đơn vị. Cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các phong trào, các cuộc vận động, có sự lồng ghép, gắn kết về tiêu chí, chỉ tiêu và cả biện pháp thực hiện với nhau

Các cấp công đoàn cần chủ động, tích cực hơn nữa trong công tác tham mưu, phối hợp để tranh thủ nguồn lực, sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, tạo ra nhiều cơ hội mới, mô hình hay, cách làm sáng tạo; chú trọng giải pháp tổ chức phong trào thi đua, trong đó cần khuyến khích tạo động lực, tạo điều kiện, phát hiện nhân tố điển hình để biểu dương khen thưởng kịp thời tạo cú huých để lan tỏa phong tràò, khẳng định hơn nữa vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn trong  chỉ đạo và triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng văn minh, giàu đẹp.

                                                                                                                  Mai Thủy (LĐLĐ tỉnh)

 


Nguồn:congdoanninhbinh.org.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 24
Hôm qua : 364
Tổng số : 7.533.303