Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giải pháp vận động phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước gắn với mô hình thi đua “Dân vận khéo”

Công đoàn là thành viên của tổ chức chính trị xã hội có nhiệm vụ chính là làm công tác tuyên truyền vận động. Đối với hoạt động Công đoàn các đồng chí chuyên trách luôn xác định: công tác vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS gắn với việc xây dựng CĐCS vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động của tổ chức công đoàn với chủ doanh nghiệp trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó thực hiện vì những năm qua, trên địa bàn huyện số lượng doanh nghiệp tuy tăng lên, song đa phần là các doanh nghiệp tư nhân vừa, nhỏ và siêu nhỏ, đặc biệt ảnh hưởng của Đại dịch Covid - 19 kéo dài và tình hình an ninh, kinh tế thế giới tác động làm cho sản xuất kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn.

Nhiều doanh nhiệp do đặc thù sản xuất, kinh doanh chủ yếu tuyển lao động thời vụ. Hơn nữa, họ chưa hiểu rõ về vai trò của tổ chức công đoàn, cho rằng: công đoàn sẽ là đối trọng khi doanh nghiệp không chấp hành pháp luật lao động và các chế độ chính sách đối với người lao động nên không muốn có tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp. Mặt khác, đa phần lao động chưa qua các lớp đào tạo nghề chính quy nên hiểu biết về pháp luật lao động, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp còn hạn chế, còn có tư tưởng tham gia công đoàn là mất thời gian, phải đóng đoàn phí, mất tiền của mình. Hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có ít công nhân lao động cũng rất khó thực hiện.

          Từ khó khăn thực tiễn trên, bám sát chỉ tiêu giao hằng năm, chỉ tiêu giao của nhiệm kỳ và thực hiện phong trào thi đua “Dân Vận khéo” giai đoạn 2021 – 2023,  Liên đoàn Lao động huyện đã thảo luận và thống nhất khó cũng phải làm và đã tiếp tục lựa chọn, đăng ký với Ban chỉ đạo phong trào thi đua dân vận khéo cấp huyện mô hình “vận động phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Để làm tốt mô hình này Liên đoàn Lao động huyện Gia Viễn đã tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

          Thứ nhất: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí ủy viên BCH, BTV đặc biệt là cán bộ chuyên trách cơ quan phụ trách theo địa bàn. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan: BHXH, chi cục thuế, phòng Kinh tế hạ tầng, phòng tài chính kế hoạch, công an, Hội doanh nghiệp huyện và UBND các xã, thị trấn để khảo sát, điều tra, thống kê, tìm hiểu, nắm chắc tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp và công nhân lao động. Trên cơ sở đó chúng tôi phân loại và xác định doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn theo quy định.

          Thứ 2: Thông qua cán bộ làm công tác nhân sự, phiên dịch (đối với doanh nghiệp giám đốc là người nước ngoài) để chủ động tiếp cận, gặp gỡ giám đốc doanh nghiệp, tuyên truyền những nội dung quy định của Luật Công đoàn, nghị định số 98 của Chính phủ quy định việc thành lập tổ chức Chính trị, các tổ chức chính trị xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Nghị Quyết số 08 của và thông báo tiếp tục thực hiện nghị quyết 08 của Tỉnh uỷ Ninh Bình "về tăng cường xây dựng và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị -xã hội trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước” .

          Tuyên truyền cho người lao động, người sử dụng lao động để họ hiểu rõ chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, huyện, ý nghĩa, mục đích, yêu cầu và sự cần thiết phải tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích khi tham gia công đoàn và có tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, nhất là trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người lao động.

          Thứ ba: Làm tốt công tác phối hợp trong tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả.

          Kinh nghiệm thành công cho thấy: các cuộc gặp gỡ, vận động thuyết phục chủ doanh nghiệp nếu trước đó đã có sự tác động của lãnh đạo huyện, xã, tiếng nói của lãnh đạo các cơ quan liên quan thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

          Cán bộ Công đoàn cận lựa chọn thời điểm gặp gỡ, thuyết phục cũng rất quan trọng cần thông qua bộ phận nhân sự, lựa chọn thời điểm phù hợp phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, phát huy được sự nhiệt tình, tâm huyết của cán bộ công đoàn, áp dụng nhiều biện pháp với các hình thức phong phú, phù hợp. Các cấp Công đoàn thường xuyên, bền bỉ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm làm cho người lao động, người sử dụng lao động nhận thức rõ vài trò của tổ chức công đoàn và sự cần thiết phải thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.

          Thứ tư: Tự thân tổ chức công đoàn không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp; quan tâm làm tốt công tác vận động, tìm nguồn chăm lo thiết thực đến lợi ích vật chất, tinh thần của người lao động như: tập huấn nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ công đoàn, thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, khen thưởng, biểu dương kịp thời. Cũng cần cân nhắc, lựa chọn hoạt động để triển khai xuống cơ sở sao cho phù hợp. Tránh làm phiền đến hoạt động của doanh nghiệp và người lao động để chủ doanh nghiệp và người lao động. Mọi hoạt độc tổ chức tại cơ sở phải làm cho chủ sử dụng lao động và nguoif lao động thấy ý nghĩa, hiệu quả thiết thực từ đó họ  mói yên tâm, tin tưởng vào vai trò của Công đoàn trong doanh nghiệp.

          Với những giải pháp trên từ năm 2021 đến nay, LĐLĐ huyện đã vận động kết nạp mới 1.794 đoàn viên, thành lập 11 tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, nâng tổng số CĐCS thuộc quản lý của đơn vị hiện tại là 119 CĐCS với 7.432 đoàn viên công đoàn. Một số CĐCS ngay sau khi thành lập đã khéo léo thuyết phục được chủ doanh nghiệp quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, nâng lương, thưởng và các chế độ phúc lợi cho NLĐ và tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương (kết quả khẳng định thông qua Lễ phát động quỹ đền ơn đáp nghĩa và An sinh xã hội của huyện năm 2023). Điển hình là Công đoàn công ty TNHH Daedeok IMT, Công đoàn công ty TNHH Goryo Việt Nam, Công đoàn công ty TNHH Sanico Việt Nam, Công đoàn công ty TNHH GTWILL Việt Nam cụm công nghiệp Gia Vân; Công đoàn công ty TNHH may xuất khẩu Gia Phú; Công đoàn công ty TNHH Guang Han Lin Sheos cụm công nghiệp Gia Phú.

          Thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025, cơ cấu kinh tế công nghiệp, du lịch, dịch vụ của huyện tiếp tục phát triển mạnh. Khu công nghiệp Gián khẩu được mở rộng và 03 cụm công nghiệp (Gia Phú, Gia Vân, Gia Lập) sẽ tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, nên việc thành lập tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là rất cần thiết. Do vậy, thời gian tới, để tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình dân vận khéo về vận động phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, Liên đoàn Lao động huyện đề xuất với cấp ủy Đảng và chính quyền một số ý kiến:

          1. Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng trong thực hiện nghị quyết số 08 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về “tăng cường xây dựng và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh”, nghị quyết số 02 của Bộ chính trị về Đổi mới tổ chức và hoạt động của của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

          2. UBND huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Quyết định số 1268/QĐ-TTg, ngày 19/10/ 2022 phê duyệt Chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp; công văn số 528 ngày 24 tháng 8 năm 2016 của UBND huyện về đẩy mạnh thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và công đoàn.

Các phòng, ban, ngành liên quan cần đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết kịp thời các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và giúp các doanh nghiệp phát triển. Tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát nhất là vai trò chủ trì tham mưu của phòng LĐ TB&XH trong việc phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và Luật công đoàn tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

Từ những giải pháp sáng tạo, những đề xuất tham mưu với cấp ủy đảng và chính quyền sát, đúng và trúng trong việc triển khai, thực hiện, sáng ngày 08/8/2023 tại hội nghị “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; 5 năm thực hiện kết luận số 43-KL/TW, ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư và sơ kết phong trào thi đua gắn vói biểu dương mô hình, điển hình “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2023”, Liên đoàn Lao động huyện Gia Viễn được Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Viễn ghi danh “Công nhận”, UBND huyện tặng Giấy khen là đơn vị có mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, giai đoạn 2021-2023.

Để duy trì thành tích trên, Liên đoàn Lao động huyện đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, thảo luận, thống nhất, lựa chọn những phần việc khó,  mang ý nghĩa thiết thực, hiệu quả đối với CNVLĐ để đăng ký mô hình “Dân vận khéo” trong giai đoạn tiếp theo.

                                                                      Liên đoàn Lao động huyện Gia Viễn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 52
Hôm qua : 788
Tổng số : 7.542.527