Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn nghiệp vụ UBKT công đoàn

TÀI LIỆU

TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN

 

                                        PHẦN THỨ NHẤT

              Một số vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra công đoàn

 

1. Kiểm tra là gì?

Theo Từ điển Tiếng Việt: Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.

Công tác Kiểm tra của Công đoàn là sự xem xét, đánh giá của Công đoàn đối với tất cả các nội dung liên quan đến hoạt động công đoàn như kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết, các kế hoạch, chương trình công tác; kiểm tra công tác quản lý tài chính, tài sản của công đoàn.

Công tác kiểm tra của Công đoàn còn được hiểu là sự tham gia kiểm tra, giám sát của Công đoàn đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước và tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối tượng của hoạt động kiểm tra Công đoàn bao gồm:

- Trong phạm vi tổ chức Công đoàn là: kiểm tra đối với Công đoàn đồng cấp và cấp dưới.

- Đối với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức khác: thực hiện quyền tham gia kiểm tra, giám sát theo các quy định của pháp luật (Luật Công đoàn, Bộ Luật Lao động…) trong trường hợp này phải theo ủy quyền của BCH.

Công tác kiểm tra của Công đoàn là nhiệm vụ của BCH CĐ mỗi cấp nhằm lãnh đạo việc thực hiện Điều lệ CĐ, chỉ thị và các quy định của tổ chức công đoàn. Mỗi cấp CĐ phải tổ chức, tiến hành công tác kiểm tra ở cấp đó và chịu sự kiểm tra của Công đoàn cấp trên.

Ủy ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra của công đoàn, do BCH bầu ra, hoạt động theo quy chế và thực hiện nhiệm vụ theo Quy định của Điều lệ Công đoàn, cụ thể là:

- Giúp BCH, BTV thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn đối với công đoàn cùng cấp và cấp dưới;

- Kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn;

- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và cấp dưới;

- Giúp BCH, BTV: Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại tố cáo của đoàn viên, CNVCLĐ theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra đối với ủy viên UBKT công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

Một số lưu ý:

+ UBKT là cơ quan kiểm tra của công đoàn nhưng không phải là cơ quan duy nhất thực hiện trách nhiệm kiểm tra trong tổ chức công đoàn.

+ Nội dung, phạm vi kiểm tra của UBKT chỉ giới hạn trong nhiệm vụ của UBKT và giới hạn trong nội bộ tổ chức công đoàn.

 + UBKT Công đoàn khác với Ban Thanh tra nhân dân cả về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ: Ban TTND do Đại hội CNVC (Hội nghị CBCC) bầu và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ..

Để xem chi tiết tài liệu đề nghị tải file tại đây.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 35
Hôm qua : 584
Tổng số : 7.533.748