Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số vấn đề cần trao đổi về công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay và tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV Công đoàn Ninh Bình, Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết số 4a/NQ-TLĐ ngày 04/3/2010 của Ban Chấp hành ...

Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay và tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV Công đoàn Ninh Bình, Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết số 4a/NQ-TLĐ ngày 04/3/2010 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về: "Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn giai đoạn 2010-2020’"; trong những năm qua Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm và chỉ đạo các cấp công đoàn tập trung tuyên truyền trong CNVCLĐ, trong đội ngũ cán bộ Công đoàn có các biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Được sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, các cấp công đoàn đã xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn. Năm 2016, các cấp công đoàn đã tổ chức được 81 lớp tập huấn với 10.238    lượt cán bộ công đoàn  tham gia học tập. Trong đó: Các Ban chuyên đề LĐLĐ tỉnh tổ chức được 08 lớp với 734 lượt người tham gia; Các LĐLĐ huyện, thành phố, Công đoàn ngành  mở được 73 lớp với 9.504 lượt người tham gia.

Đạt được kết quả trên, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Ninh Bình thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp công đoàn trong việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn. Xuất phát từ tình hình thực tế LĐLĐ tỉnh xây dựng và thường xuyên củng cố đội ngũ giảng viên kiêm chức có trình độ năng lực đáp ứng yều cầu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn cho cán bộ công đoàn các cấp trong tỉnh. Hiện nay, LĐLĐ tỉnh có đội ngũ giảng viên kiêm chức là 12 đồng chí, trong đó: Trưởng ban 06 đồng chí, Phó ban 04 đồng chí, Phó chủ tịch Công đoàn ngành 01 đồng chí; 100% giảng viên có trình độ Đại học, trong đó có 02 Thạc sĩ; có 100% giảng viên đã học lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn, được tập huấn nhiều lần tại Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trường Đại học Công đoàn, nhiều. Đội ngũ giảng viên kiêm chức đa số có kinh nghiệm thực tế, nắm được phương pháp giảng dạy, nhiệt tình với nhiệm vụ được giao, được Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh trang bị các phương tiện, tạo điều kiện về tài liệu, thời gian để mỗi giảng viên tự chủ động nghiên cứu soạn thảo giáo trình và được thẩm định một cách chặt chẽ nên đã phát huy tốt trong công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong năm qua, công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn và thực trạng của đội ngũ giảng viên kiêm chức cũng còn một số vấn đề cần phải khắc phục đó là:

- Đối với công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn ở một số công đoàn cấp trên cơ sở bố trí thời gian chưa phù hợp so với nội dung tập huấn cần truyền tải đến cán bộ công đoàn. Có đơn vị làm còn hình thức, chưa chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, kinh phí dành cho tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam, của LĐLĐ tỉnh từ 10-15% còn chưa đảm bảo.

- Cán bộ được cử đi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chưa xác định rõ trách nhiệm của mình, chỉ có mặt buổi đầu còn các buổi tiếp theo thường vắng mặt không tham gia, việc tiếp cận với lý luận nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn không đầy đủ nên khi về cơ sở tổ chức các nội dung hoạt động vẫn còn lúng túng.

- Đối với giảng viên khi lên lớp trao đổi kiến thức, nghiệp vụ còn dàn trải, chưa phân biệt rõ đối tượng để hướng dẫn nghiệp vụ, bài giảng còn thiếu thực tế, thiếu kỹ năng, chưa lồng ghép một cách nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn nên chưa thu hút được người nghe, làm cho người nghe cảm thấy đơn điệu.

Để công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn thực sự có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ở các cấp công đoàn chúng ta cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là: Các cấp công đoàn phải thật sự quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn, vì cán bộ công đoàn đa số là kiêm nhiệm, nên việc học tập, nghiên cứu về lý luận và nghiệp vụ, kỹ năng công tác công đoàn còn hạn chế vì vậy phải được trang bị một các đầy đủ về kiến thức, về kỹ năng để cán bộ công đoàn có điều kiện, chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị đạt kết quả tốt nhất.

Hai là: Phải chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn thành phần tham gia tập huấn không nhất thiết phải lập đi lập lại một hoặc hai thành phần. Bố trí thời gian hợp lý để cán bộ tham gia tập huấn được nghe các nội dung một cách hoàn chỉnh, chánh gò ép, hình thức, dàn trải và cần bố trí nguồn kinh phí một cách hợp lý cho công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn.

Ba là: Đối với cán bộ công đoàn khi được mời tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần sắp xếp công việc, dành thời gian để tham gia tập huấn. Vì thông qua lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ là để giúp cho cán bộ có nhận thức và hiểu biết một cách đầy đủ về nguyên tắc hoạt động của tổ chức công đoàn để khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ không bị lúng túng.

Bốn là: Để cán bộ công đoàn các cấp được trang bị một cách đầy đủ về nghiệp vụ công tác công đoàn, đội ngũ giảng viên kiêm chức cần phải xác định rõ đối tượng người nghe là ai trên cơ sở đó xây dựng giáo trình cho phù hợp, hạn chế bớt lý luận dàn trải, cần đi vào cụ thể những nội dung công việc, kỹ năng hoạt động thực tế, giúp cho cán bộ Công đoàn có tư duy đầy đủ để tổ chức hoạt động hoặc giải quyết các tình huống có thể phát sinh tại CĐCS. Có như vậy công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn mới thật sự có hiệu quả.

Năm là: LĐLĐ các huyện và ngành liên kết tổ chức lớp tập huấn, lựa chọn nội dung, hình thức, đối tượng và quy mô hội nghị tập huấn cho cán bộ công đoàn cơ sở chỉ xoay chung một chuyên đề để nội dung và kỹ năng hoạt động được sâu hơn, lớp tập huấn, bồi dưỡng đạt kết quả cao hơn. (Ví dụ Công đoàn các khu công nghiệp, LĐLĐ huyện Yên Khánh, Gia viễn, LĐLĐ thành phố Ninh Bình, Tam Điệp nơi phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn một trong những chuyên đề sau: kỹ năng thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể, các quy định pháp luật về việc làm, chế độ tiền lương, thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi, BHXH, BHYT, nội quy lao động và các quy chế lao động, hợp đồng lao động....)

Đỗ Thị Thu Hà

Phó trưởng Ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 12
Hôm qua : 569
Tổng số : 7.536.921