Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực trạng và giải pháp Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL cho CNLĐ trong DN

Tính đến tháng 12.2016, trên địa bàn tỉnh có trên 4000 DN hoạt động theo Luật doanh nghiệp, thu hút 145 nghìn lao động. Đa phần CNLĐ trong các doanh nghiệp chưa được qua một trường lớp đào tạo về ...

Thực trạng về công tác TTPBGDPL cho CNLĐ trong các doanh nghiệp (DN)

Tính đến tháng 12.2016, trên địa bàn tỉnh có trên 4000 DN hoạt động theo Luật doanh nghiệp, thu hút 145 nghìn lao động. Đa phần CNLĐ trong các doanh nghiệp chưa được qua một trường lớp đào tạo về nghề nghiệp, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, nhiều DN chưa có tổ chức công đoàn nên CNLĐ không được tham gia các hoạt động tuyên truyền về kiến thức pháp luật dẫn đến sự thiếu hiểu biết về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân và doanh nghiệp trong quan hệ lao động. CNLĐ trong các DN may, giầy da…  làm việc trong một môi trường yêu cầu cao về sự liên kết dây chuyền, về ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp nên dẫn dễ đến những vướng mắc trong quan hệ lao động.            

Đối với doanh nghiệp: Theo quy định của pháp luật thì các DN khi đi vào hoạt động phải tuân thủ các quy định của pháp luật lao động về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ đối với NLĐ. Tuy nhiên trên thực tế đa phần các DN đều thực hiện chưa nghiêm những quy định của pháp luật đối với NLĐ, nhiều chế độ, chính sách của NLĐ không được thực hiện (các DN địa phương thì số người được tham gia BHXH đạt khoảng 20% so tổng số lao động; đối tượng được ký chủ yếu là thành viên trong gia đình và bộ phận hành chính, tỷ lệ người lao động rất thấp); các chính sách về BHYT, bảo hộ lao động, tiền lương, định mức lao động… chưa đảm bảo quy định. Đối với các DN FDI thì đảm bảo tương đối tốt các chế độ chính sách cho NLĐ theo quy định của pháp luật, CNLĐ khi đã ký HĐLĐ đều được đóng BHXH, BHYT, BHTN; tuy nhiên ở những DN này thì thời giờ làm việc thường tăng cao, định mức lao động thấp, mức thu nhập bình quân của người lao động hiện nay khoảng 3,5 triệu đồng/người /tháng...

Bên cạnh đó, nhiều DN vẫn chưa có trách nhiệm hợp tác với tổ chức Công đoàn để thành lập công đoàn cơ sở. Qua khảo sát, hiện nay có trên 2000 DN có đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn song mới có 204 DN đã thành lập tổ chức công đoàn (bằng 10% so với tổng số DN có đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn) ; điều đó cho thấy mới có một tỷ lệ nhỏ NLĐ có cơ hội được tham gia các hoạt động do CĐ tổ chức; bên cạnh đó, ở những DN có tổ chức Công đoàn thì tỷ lệ CNLĐ được tiếp cận các thông tin mới đạt khoảng 40% - 45% so với tổng số CNLĐ; nội dung các chuyên đề được triển khai chưa nhiều. Qua kiểm tra ở các doanh nghiệp cho thấy, số doanh nghiệp có nội quy lao động đúng pháp luật đạt 75%, thương lượng ký TƯLĐTT đạt 50%. Đây là những văn bản mang tính pháp lý để giải quyết quyền lợi của các bên khi có tranh chấp lao động xảy ra.

Về nguyên nhân của thực trạng trên

- Từ phía NLĐ: Mong muốn có được việc làm, thu nhập mà chưa quan tâm đến những chế độ bắt buộc theo quy định của pháp luật phải được đưa vào hợp đồng lao động.

- Từ phía người sử dụng lao động: Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận nên càng giảm chi phí bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

- Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, kiểm tra chưa xử lý một cách triệt để đối với những doanh nghiệp vi phạm; nhiều CĐCS trong công ty TNHH, DN tư nhân địa phương chưa phát huy tốt vai trò theo đúng chức năng, nhiệm vụ.

Những vấn đề trên làm nảy sinh vướng mắc trong quan hệ lao động, xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, nhất là ở các DN FDI. Thực tế thì ở loại hình DN này đảm bảo tốt hơn nhiều so với DN tư nhân địa phương các quy định của pháp luật lao động đối với NLĐ, song đây là môi trường có số lượng CNLĐ rất đông( từ 2000- 7000 LĐ), yêu cầu về kỷ luật lao động nghiêm ngặt hơn; bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng trả lương chưa đúng ngày, cách quản lý công nhân qua chíp thẻ chưa hợp lý về thời gian, về bữa cơm ca còn thấp, thái độ của một số quản lý người nước ngoài đối với công nhân, một số chế độ độc hại đối với từng bộ phận theo quy định danh mục nghề độc hại chưa được thực hiện, việc ép công nhân làm thêm giờ sau khi đã tăng ca khi có đơn hàng...

Về phía CNLĐ: Một số lý do để ngừng việc tập thể của NLĐ chưa phù hợp, không đúng theo quy định PL, chưa có sự chia sẻ với những khó khăn của DN trong từng thời điểm; việc thực hiện các quy định công ty đề ra không tốt nhưng khi bị phạt thì bức xúc, thực tế NLĐ còn chưa tuân thủ kỷ luật về giờ giấc làm việc, nghỉ việc một cách tùy tiện; vẫn còn tình trạng lấy cắp sản phẩm của công ty, tình trạng a dua, phản ứng lan truyền dẫn đến tụ tập đông người khi phát sinh một sự việc có thể do bức xúc của một số ít; tình trạng CNLĐ không tham gia BHXH với lý do chưa ổn định chỗ làm, còn đứng núi nọ trông núi kia, sẵn sàng bỏ việc khi nơi khác có thu nhập cao hơn (ở đây NLĐ mới chỉ quan tâm đến thu nhập trước mắt mà chưa quan tâm đến quyền lợi lâu dài) nên đẩy DN gặp khó khăn trong quản lý lao động và thực hiện các đơn hàng.

Những nguyên nhân trên bắt nguồn từ việc nhận thức, hiểu biết về pháp luật lao động của người lao động và người sử dụng lao động còn rất mức độ. Đặt ra trách nhiệm CĐ phải quan tâm đẩy mạnh các hoạt động phổ biến GDPL cho CNLĐ trong DN.

Về những khó khăn, hạn chế trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

-  Về thời gian: Việc tổ chức các hoạt động cho CNLĐ phụ thuộc rất nhiều vào chủ DN, do CNLĐ nghỉ việc sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất nên nếu có tổ chức tập trung thì thời gian cũng không quá 2 giờ/buổi; nhiều nhất 4-5/buổi đối với những DN có đông CNLĐ/năm (Công ty TNHH May NienHsing, Giầy ADORA, May Đài Loan..)

- Về phía người nghe: CNLĐ khi dự các hoạt động tuyên truyền vào thời điểm sau giờ tan ca nên tư tưởng, tâm trạng của NLĐ lúc đó mệt mỏi, sự tập trung chú ý không cao và không muốn tham gia hoạt động.

- Về phía người truyền đạt: Đội ngũ CBCĐ cơ sở nói chung, báo cáo viên CĐ nói riêng đa phần còn trẻ, thiếu kinh nghiệm về phương pháp, kỹ năng tuyên truyền; một số cán bộ tuyên truyền ở cấp cơ sở còn thiếu thông tin và hạn chế về năng lực, kiến thức nên chưa tạo được sự hấp dẫn, hứng thú đối với người nghe dẫn đến chất lượng tuyên truyền chưa cao.

- Về các điều kiện khác: Kinh phí cho công tác PBGDPL đến các đối tượng là CNLĐ còn hạn hẹp. Nguồn kinh phí để tổ chức, in ấn tài liệu tuyên truyền pháp luật còn khó khăn. Địa điểm tổ chức tuyên truyền thường được tiến hành tại nhà ăn, nhà xưởng nên không gian không tập trung, người nghe thường bị chi phối bởi tác động xung quanh; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền như âm ly loa máy còn thiếu thốn.

Một số kết quả LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo thực hiện công tác TTPBPL cho NLĐ.

* Trong công tác chỉ đạo: Trong nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn tỉnh 2013- 2018, BCH LĐLĐ tỉnh đã ban hành NQ về "Đẩy mạnh công tác TTPBGDPL cho CNLĐ trong các  doanh nghiệp ngoài nhà nước"; đổi mới trong công tác chỉ đạo, trong hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động tuyên truyền: Xác định nội dung tuyên truyền theo từng thời điểm, đầu tư kinh phí, xác định đối tượng để tuyên truyền, nhất là tập trung tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền cho CNLĐ trong các DN có đông CNLĐ; hình thức và biện pháp tuyên truyền đa dạng, phong phú và thiết thực;          

- Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh ban hành KH về công tác TTGD hằng năm trong đó có các hướng dẫn riêng về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ theo từng nội dung chuyên đề và theo từng thời điểm hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai thực hiện.

- Kiện toàn đội ngũ BCV pháp luật: hiện tại LĐLĐ tỉnh có 02 BCV pháp luật cấp tỉnh (01 đồng chí là Thạc sỹ chuyên ngành Luật); 02 BCV cấp Tổng LĐ; 03 Ban chuyên môn thực hiện công tác TTPBPL: Ban chính sách pháp luật, Ban Tuyên giáo, Ban Nữ công.

Hằng năm bổ sung, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên gồm 25 đ/c, duy trì hội nghị BCV định kỳ hằng quý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về một số kỹ năng cần thiết đối với cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền, thi báo cáo viên theo chuyên đề.

* Trong tổ chức thực hiện:

 - Nội dung tuyên tuyền: Bộ luật lao động, Luật CĐ năm 2012, Luật BHXH, BHYT, BHTN, Luật phòng, chống BLGĐ, Luật BĐG; Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, Luật ATGT, chính sách DS- KHHGĐ; Tuyên truyền phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS ...

- Đổi mới các hình thức tuyên truyền đa dạng, hấp dẫn và phù hợp.

+ LĐLĐ tỉnh đã tổ chức buổi tọa đàm "Nâng cao hiệu quả công tác TTPBGDPL cho CNLĐ trong các Doanh nghiệp ngoài nhà nước"

+ Tổ chức các chương trình "Giao lưu- đối thoại" trong "Tháng công nhân" thực hiện từ năm 2010 đến nay đã thực sự đem lại kết quả, các cuộc đối thoại có sự tham gia của các ngành chức năng như BHXH, ngành LĐTBXH, người SDLĐ, công đoàn và CNLĐ tại các DN. Thông qua đối thoại đã kịp thời giải đáp những vướng mắc của CNLĐ về việc thực hiện chế độ chính sách trong DN, đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết, ý thức kỷ luật của CNLĐ và nâng cao trách nhiệm của NSDLĐ trong thực thi PLLĐ, góp phần xây dựng môi trường lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Thông qua đối thoại đã kịp thời giải đáp những vướng mắc của CNLĐ về việc thực hiện chế độ chính sách trong DN, đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết, ý thức kỷ luật của CNLĐ và nâng cao trách nhiệm của NSDLĐ trong thực thi PLLĐ, góp phần xây dựng môi trường lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

+ Tổ chức nói chuyện chuyên đề, tọa đàm trao đổi.

+ Tuyên truyền bằng trình chiếu trên PowerPoint kết hợp nội dung và hình ảnh.

 + Xây dựng chương trình phối hợp với Sở LĐTB-XH, BHXH tỉnh, Công an tỉnh hằng năm để thanh tra, kiểm tra, tư vấn pháp luật và tổ chức các hoạt động tuyên truyền.

+ Phát hành bản tin Lao động và Công đoàn Ninh Bình cấp phát 100% CĐCS; Xây dựng trang thông tin điện tử công đoàn Ninh Bình để cung cấp tài liệu, nhất là các văn bản pháp luật mới liên quan đến pháp luật và hoạt động công đoàn.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho CNLĐ trong các loại hình DN, cần tập trung đẩy mạnh đồng bộ một số giải pháp sau:

Nhóm giải pháp đối với tổ chức công đoàn

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp CĐ tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho NLĐ trong các loại hình DN. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền ngày từ đầu năm với những nội dung, thời gian, chỉ tiêu, điều kiện đảm bảo một cách cụ thể.

Quan tâm đổi mới trong lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền.

- Về nội dung: Nội dung tuyên truyền có thể chia thành các nhóm sau:

Nhóm 1:  Chính sách PLLĐ, pháp luật CĐ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN, về ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp ......

Nhóm 2:  Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức về gia đình: ứng xử, nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc, DS- SKSS- KHHGĐ... 

Nhóm 3: Tuyên truyền về giới, BĐG, phòng chống bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội, luật an toàn giao thông, phòng chống tác hại thuốc lá...

- Về phương pháp, hình thức: Tùy từng nội dung ở các nhóm để lựa chọn một trong các hình thức cho phù hợp, cần sử dụng máy chiếu để kết hợp hình ảnh minh họa tạo sự tập trung chú ý (Ví dụ khi đi tuyên truyền về ma túy, cần có những hình ảnh để người nghe nhận biết được các dạng ma túy, hình ảnh những người nghiện ma túy... sẽ tác động rất mạnh đến tư tưởng người nghe)

 + Tổ chức đối thoại trực tiếp, trả lời câu hỏi có thưởng

+ Tổ chức nói chuyện chuyên đề

+ Tổ chức tọa đàm, trao đổi

+ Sử dụng hệ thống loa phát thanh nội bộ, in tờ rơi, băng đĩa...

Thứ hai: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐCS, đội ngũ BCV, TTV pháp luật.

- Thường xuyên bổ sung kiện toàn và duy trì sinh hoạt định kỳ báo cáo viên theo hướng nâng cao trách nhiệm, ý thức tham gia sinh hoạt và thực hiện nhiệm vụ của Báo cáo viên.

- Tăng số lớp tập huấn theo chuyên đề, phân loại đối tượng, chú ý cung cấp kỹ năng, phương pháp tuyên truyền cho cán bộ công đoàn các cấp và đội ngũ báo cáo viên công đoàn, nhất là đội ngũ cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin, nội dung tuyên truyền phù hợp, kịp thời theo sự chỉ đạo của cấp trên gắn với nhu cầu từ thực tiễn và người lao động.

- Chú ý về thời gian, không gian khi tổ chức các buổi tuyên truyền: Tùy thuộc vào thời gian, không gian, địa điểm để điều chỉnh, lựa chọn hình thức tuyên truyền cho phù hợp.

Thứ ba : Nâng cao tính chủ động của CĐCS: Đây là việc làm cần thiết vì nếu CĐCS chỉ phụ thuộc vào cấp trên tổ chức các buổi tuyên truyền thì sẽ không được nhiều. Vì vậy, CĐCS cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng năm (trong đó có sự phân bổ về nguồn lực trong nguồn kinh phí và đoàn phí công đoàn); đề xuất với người sử dụng lao động tạo mọi điều kiện để tổ chức thực hiện; lựa chọn những nội dung cần tuyên truyền thông qua sự chỉ đạo của CĐ cấp trên, qua việc nắm bắt tình hình tư tưởng của CNLĐ, những vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh, đến môi trường và cuộc sống, chọn thời điểm thích hợp tổ chức tuyên truyền; đồng thời lựa chọn nội dung tuyên truyền để phát thanh hàng ngày theo hệ thống loa phát thanh tại doanh nghiệp; x©y dùng hòm thư góp ý, tủ sách pháp luật tại doanh nghiệp.

Nhóm giải pháp đối với Người sử dụng lao động

- Lựa chọn những người có khả năng làm tốt công tác vận động quần chúng, thể hiện ở khả năng thuyết phục, thuyết trình, giao tiếp tốt để giới thiệu tham gia công tác công đoàn.

- Thực hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp về thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với người lao động trong doanh nghiệp, thực hiện đúng các chế độ, chính sách được cụ thể hóa trong hợp đồng lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể.

- Cộng tác chặt chẽ với tổ chức CĐ trong công tác quản lý CNLĐ, đảm bảo các quy định của pháp luật đối với hoạt động của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, thực hiện đóng kinh phí công đoàn theo quy định; tạo mọi điều kiện để CĐ thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, nhất là thời gian để thực hiện các hoạt động TT tại DN (theo  Luật PBGDPL)

Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để CBCĐ phát huy vai trò, tạo cơ chế phối hợp trên tinh thần tôn trọng và hợp tác để giải quyết những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của cả hai bên và với NLĐ. Giành thời gian để CBCĐ cơ sở tham gia các hoạt động, các lớp bồi dưỡng do CĐ cấp trên tổ chức. Có chính sách riêng hỗ trợ thêm cho CBCĐ.

Nhóm giải pháp về nguồn lực

- Tăng cường sự phối hợp thường xuyên với các ngành chức năng như ngành tư pháp, ngành LĐTB-XH, BHXH, Công An, Chi cục DS- KHHGĐ, Trung tâm phòng chống HIV-AIDS...  huy động các nguồn lực cho công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật.

- Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nói chung và công tác TTPBGDPL nói riêng: trang bị âm ly loa máy (tại doanh nghiệp) máy chiếu, máy tính sách tay phục vụ cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên (đối với tổ chức công đoàn)

- Đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí tuyên truyền phù hợp với tình hình, đối tượng, địa bàn, đảm bảo sự chủ động của các cấp công đoàn. Quy định rõ tỷ lệ kinh phí để giành cho công tác tuyên truyền trong nguồn kinh phí hoạt động chung.

 

                                                                                                                   Mai Lê


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 166
Hôm qua : 581
Tổng số : 7.525.222