Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vì sao có tên gọi là “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”?

Để thực hiện các cam kết quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do, các công ước quốc tế về tiêu chuẩn lao động mà Việt Nam là thành viên và để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện người lao động, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021). Bộ luật Lao động có 01 chương riêng về “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở” (Chương 13). Chương này đã thay thế cho chương quy định về công đoàn trong Bộ luật Lao động năm 2012.

          Hiểu một cách đầy đủ tổ chức đại diện người lao động (TCĐDNLĐ) tại cơ sở: là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua Đối thoại, Thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức đại diện người lao động (TCĐDNLĐ) tại cơ sở bao gồm: 1. Công đoàn cơ sở (CĐCS); 2. Tổ chức của người lao động (TC NLĐ).

          Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đồng thời người lao động có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật lao động. Thay vì chỉ được lựa chọn gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức công đoàn như hiện nay thì từ năm 2021, pháp luật cho phép người lao động trong doanh nghiệp được quyền lựa chọn thành lập, gia nhập vào tổ chức công đoàn hoặc một tổ chức của người lao động khác.

Như vậy, tổ chức của người lao động ở đây được hiểu là các tổ chức đại diện cho người lao động khác so với tổ chức công đoàn. Quy định này đã mở rộng hơn quyền tự do liên kết của người lao động trong quan hệ lao động.

Điểm giống nhau cơ bản giữa CĐCS và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động thông qua: Thương lượng tập thể; đối thoại tại nơi làm việc; xây dựng thang, bảng lương, định mức lao động; quy chế thưởng; giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức lãnh đạo đình công …

Điểm khác nhau giữa tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và CĐCS là: Tổ chức của người lao động chỉ được thành lập ở doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định và được cấp đăng ký hoạt động, bị thu hồi đăng ký khi vi phạm pháp luật và tôn chỉ mục đích. Khác với CĐCS được thành lập tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và được công đoàn cấp trên quyết định.

         

https://ldldsoctrang.soctrang.gov.vn/documents/26340/27721/loiichdv.png/6d9c0fe8-a37a-4215-8290-186ccc1df515?t=1567155211255

Hiện nay tổ chức công đoàn đang là tổ chức duy nhất đại diện cho người lao động tại Việt Nam trong quan hệ lao động, với tên gọi TCĐDNLĐ tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam theo Bộ luật lao động 2019. Đây là khó khăn, thách thức lớn đối với tổ chức Công đoàn, nhưng cũng là một cơ hội để tổ chức Công đoàn tự đổi mới lại mình, tự có những thay đổi trong hoạt động của mình để đáp ứng được yêu cầu của người lao động, đem lại nhiều lợi ích cho người lao động, cho đoàn viên công đoàn; thu hút người lao động tham gia vào các tổ chức công đoàn; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình./.

                                                                                                Thế Hùng

 

 


Nguồn:congdoanninhbinh.org.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 487
Hôm qua : 692
Tổng số : 7.536.450