Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ luật Lao động sửa đổi: Nhiều điểm có lợi cho người lao động

Bộ luật Lao động năm 2012 có những điểm mới trong các chương về việc làm; HĐLĐ; tiền lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; chương công đoàn... đem lại nhiều quyền lợi hơn cho NLĐ và xác định ...

 

Bộ luật Lao động năm 2012 có những điểm mới trong các chương về việc làm; HĐLĐ; tiền lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; chương công đoàn... đem lại nhiều quyền lợi hơn cho NLĐ và xác định chủ thể đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ ở những nơi chưa thành lập được CĐCS là CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở.

Điều băn khoăn hiện nay của tất cả những người thuộc diện điều chỉnh của Bộ luật LĐ là văn bản hướng dẫn thực hiện chưa có.

Bộ luật Lao động 2012: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương

Từ 1.5, Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực với nhiều điểm mới như: Tăng thời gian nghỉ thai sản của LĐ nữ; quy định tuổi nghỉ hưu của NLĐ; thời gian làm thêm;  hợp đồng lao động và trợ cấp khi mất việc làm…

Lương tối thiểu chưa đủ sống tối thiểu

Theo Chương VI của bộ luật mới sửa đổi thì Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào mức tiền lương của NLĐ mà chỉ quy định mức lương thấp nhất mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ. Đồng thời quy định rõ các mức lương tối thiểu được xác định theo ngày, tháng, giờ và được xác lập theo vùng ngành như: Điều kiện sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động.

Một điểm mới trong chương VI là việc quy định về Hội đồng Tiền lương quốc gia, theo đó: “Hội đồng Tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ LĐTBXH, Tổng LĐLĐVN và tổ chức đại diện NSDLĐ ở trung ương. Chính phủ được giao quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hội đồng này” - (khoản 1, điều 92).

Về vấn đề lương tối thiểu, tại chương trình “Dân hỏi - bộ trưởng trả lời” ngày 28.4 bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ LĐTBXH - cho biết: Theo khảo sát, mức lương tối thiểu hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tối thiểu của NLĐ. Mặc dù đã qua 10 lần sửa đổi, nhưng lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Do vậy, Chính phủ đã chỉ đạo cho Bộ LĐTBXH nghiên cứu lộ trình tăng lương từ nay đến năm 2015, sao cho mức lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu tối thiểu của NLĐ. Tuy nhiên, do khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt đối với khu vực DN nên mục tiêu nêu trên đã phải lùi thời gian chậm nhất đến năm 2017, bởi “trong điều kiện này cần phải cân nhắc lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp, bảo đảm có sự chia sẻ giữa DN và NLĐ” - bà Chuyền nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, hiện Bộ LĐTBXH đã xây dựng phương án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu 4 vùng để có thể bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu cho NLĐ vào năm 2016 hoặc 2017. Trong quá trình thực hiện, nếu điều kiện KTXH, SXKD của DN thuận lợi thì sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nhanh hơn lộ trình dự kiến.


Xử lý nghiêm trây ỳ, trốn đóng BHXH


Để thực thi được các điều khoản của Luật LĐ 2012 về vấn đề trợ cấp khi mất việc làm thì phải thực hiện nghiêm vấn đề đóng BHXH. Theo BHXH Việt Nam, đến 31.12.2012, nợ đọng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của cả nước đã lên tới 4.639 tỉ đồng. Trong đó, nợ BHXH bắt buộc là 4.274 tỉ đồng. Khoản nợ này tập trung chủ yếu tại các DN FDI và DN ngoài nhà nước.


Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, để xảy ra tình trạng trên có 3 nguyên nhân chính: Do mức phạt chậm đóng BHXH thấp hơn lãi suất vay NH (chỉ 9- 10%), nên các DN chấp nhận chịu phạt để sử dụng tiền đóng BHXH của NLĐ vào quay vòng SXKD; thứ hai là nhiều DN hoạt động khó khăn nên họ buộc phải nợ đóng, chậm đóng BHXH; thứ ba là DN đã thu tiền đóng BHXH của NLĐ nhưng cố tình trây ỳ sử dụng không đóng.


Đây là vấn đề cần có phương án xử lý rõ ràng trong việc hướng dẫn thi hành luật để thực hiện việc thu BHXH. Nếu DN quá khó khăn thì cần tạo điều kiện để họ chậm đóng BHXH, đảm bảo quyền lợi NLĐ. Những DN chậm đóng, nợ đóng BHXH để sử dụng tiền đóng BHXH vào mục đích khác thì phải nâng mức phạt cao hơn. Còn đối với các DN đã thu tiền đóng BHXH của NLĐ mà chưa đóng thì phải phạt nghiêm, thậm chí có thể điều chỉnh thêm để xử lý bằng Luật Hình sự.

Theo Báo Lao động


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 182
Hôm qua : 677
Tổng số : 7.536.672